Or you want a quick look: Lựa chọn cầu dao hạ áp
Trong lưới điện hạ áp người ta chế tạo cầu dao một pha, hai pha, ba pha với số cực khác nhau: một cực, hai cực, ba cực, bốn cực.
Về khả năng đóng cắt, người ta chế tạo hai loại:
- Cầu dao (thường, không tải) chỉ làm nhiệm vụ cách ly, đóng cắt không tải hoặc dòng nhỏ
- Cầu dao phụ tải làm nhiệm vụ cách ly và đóng cắt dòng phụ tải.
Cầu chì hạ áp cũng được chế tạo ba loạ :
- Cầu chì thông thường.
- Cầu chì cách ly: có một đầu cố định, một đầu mở ra được như dao cách ly làm nhiệm vụ cách ly như cầu dao.
- Cầu chì cắt tải : là cầu chì cách ly có thể đóng cắt dòng phụ tải như cầu dao phụ tải.
Người ta cũng chế tạo bộ cầu dao - cầu chì theo hai loại :
- Bộ cầu dao - cầu chì thông thường.
- Bộ cầu dao phụ tải - cầu chì.
Bảng sau đây chỉ rõ ký hiệu, sơ đồ và chức năng từng loại.
Cầu chì hạ áp được đặc trưng bởi hai đại lượng:
- Idc: dòng định mức của dây chảy cầu chì (A).
- Ivỏ: dòng định mức của vỏ cầu chì (bao gồm cả đế và nắp).
Khi lựa chọn cầu chì người ta thường chọn trị số Ivỏ lớn hơn vài cấp so với Idc để khi dây chảy đứt vì cắt quá tải, ngắn mạch hoặc khi cần tăng tải ta chi cần thay dòng chảy chứ không cần thay vỏ.
Cũng cần lưu ý là :
Khi nói cầu chì 100 A phải hiểu cầu chì có Ivỏ = 100 A.
Khi nói bộ CC-CD 100 A phải hiểu là ICD =Ivỏ.CC = 100 A.
Trong lưới hạ áp, cầu chì và dao cách ly thường được dùng ở vị trí khá xa nguồn (trạm biến áp phân phối), dòng ngắn mạch qua chúng đủ nhỏ nên không cần kiểm tra các điều kiện liên quan đến trị số dòng ngắn mạch.
Lựa chọn cầu dao hạ áp
Cầu dao hạ áp được lựa chọn theo hai điều kiện sau:
UđmCD ≥ UđmLD
IđmCD ≥ Itt
Trong đó:
- UđmLD : điện áp định mức của lưới điện hạ áp, có trị số 220V hoặc 380V.
- UđmCD : điện áp định mức của cầu dao, thường chế tạo: 220V, 230V, 250V, 380V, 400V, 440V, 500V, 690V.
Ngoài ra còn phải chú ý đến chủng loại như số pha, số cực và các chức năng khác như khả năng cắt tải…
Lựa chọn cầu chì hạ áp
Trong lưới điện ánh sáng sinh hoạt
Cầu chì được chọn theo hai điều kiện sau:
UđmCC ≥ UđmLD
Iđc ≥ Itt
Trong đó:
- UđmCC : có trị số chế tạo giống như cầu dao;
- Iđc : dòng định mức của dây chảy (A);
- Itt : dòng điện tính toán là dòng lâu dài lớn nhất chạy qua dây chảy cầu chì (A).
Với thiết bị một pha (ví dụ các thiết bị điện gia dụng), dòng tính toán chính là dòng định mức của thiết bị điện:
Itt = Itt = Pđm / (Uđm * cosφ)
Trong đó:
- Uđm : điện áp pha định mức bằng 220V;
- cosφ: lấy theo thiết bị.
- cosφ = 1 với đèn sợi đốt, bàn là, bếp điện, bình nóng lạnh.
- cosφ = 0,8 với quạt, đèn tuýp, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt.
Khi cầu chì bảo vệ lưới ba pha, dòng tính toán xác định như sau:
Trong đó:
- Uđm : điện áp pha định mức bằng 380V;
- cosφ: lấy theo thực tế.
Trong lưới điện công nghiệp
Cầu chì bảo vệ một động cơ
Sơ đồ cầu chì bảo vệ một động cơ trên hình phía dưới. Khởi động từ KĐT có chức năng đóng, mở và bảo vệ quá tải động cơ. Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho động cơ và dây dẫn.
Cầu chì bảo vệ mạch một động cơ được chọn theo hai điều kiện sau:
Iđc ≥ Itt = Kt.IđmĐ
Iđc ≥ Imm/α = Kmm.IđmĐ/α
Trong đó:
- Kt: hệ số tải của động cơ, nếu không biết lấy Kt = 1, khi đó: Iđc ≥ IđmĐ;
- IđmĐ: dòng định mức của động cơ xác định theo công thức:
Trong đó:
- Uđm = 380V là điện áp định mức hạ áp ;
- cosφđm: lấy theo thực tế;
- η: hiệu suất của động cơ, nếu không biết lấy η = 1;
- Kmm: hệ số mở máy của động cơ, nhà chế tạo cho, thường bằng 5, 6, 7;
- α: hệ số, lấy như sau:
- Với động cơ mở máy nhẹ hoặc mở máy không tải (máy bơm, máy cắt gọt kim loại): α = 2,5.
- Với động cơ mở máy nặng hoặc mở máy có tải (cần cẩu, cần trục, máy nâng): α = 1,6.
- CCT: cầu chì tổng;
- CC1, CC2: cầu chì bảo vệ một động cơ;
- CC3: cầu chì bảo vệ hai động cơ.
Cầu chì bảo vệ 2, 3 động cơ
Trong thực tế, cụm hai, ba động cơ nhỏ hoặc cụm một động cơ lớn cùng một, hai động cơ nhỏ ở gần có khi được cấp điện chung bằng một cầu chì. Trường hợp này cầu chì cũng được chọn theo hai điều kiện sau:
Iđc ≥ ∑ Kti . Iđmi (i chạy từ 1 đến n) (*)
Iđc ≥ ( Immmax + ∑ Kti. Iđmi )/α (i chạy từ 1 đến n-1) (**)
α: lấy theo tính chất của động cơ mở máy.
Cầu chì bảo vệ nhóm động cơ (CCT)
Cầu chì bảo vệ nhóm động cơ được chọn theo các điều kiện sau:
Iđc ≥ Itt
Iđc ≥ Imm/α
Điều kiện thứ ba là điều kiện chọn lọc, điều kiện này đảm bảo cho CCT chỉ chảy khi xảy ra ngắn mạch tại thanh cái tủ điện, còn nếu xảy ra ngắn mạch ở động cơ hoặc đoạn dây dẫn nào thì chỉ cầu chì nhánh đó chảy. Muốn vậy, người ta quy định phải chọn Iđc của cầu chì tổng lớn hơn ít nhất là hai cấp so với Iđc lớn nhất của cầu chì nhánh.
Trong công thức Iđc ≥ Itt , dòng tính toán của nhóm có thể tính bằng hai cách:
- Nếu biết Kti thì tính theo (*);
- Nếu không biết Kti và n > 4 thì phải xác định phụ tải tính toán của nhóm theo hệ số cực đại và công suất trung bình: Ptt = vuidulich.vn. ∑ Pđmi (i chạy từ 1 đến n).
Trong đó:
- Ksd: hệ số sử dụng của nhóm động cơ, tra bảng;
- Kmax: hệ số cực đại, tra bảng theo Ksd và nhq;
- nhq : số thiết bị dùng điện hiệu quả;
Xem thêm các ví dụ cụ thể tại “Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500 kV“
________________
VNK EDU gửi tặng bạn “Bộ thuyết minh bản vẽ hệ thống điện căn hộ du lịch và khách sạn Penninsula” Nhận tài liệu
________________ Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E - Thiết kế hệ thống điện” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống điện.
________________