Or you want a quick look: Đánh giá tiềm năng kinh doanh homestay
Bạn đang muốn đầu tư kinh doanh homestay? Vậy việc đầu tiên bạn cần làm là gì? Đó là lập dự án đầu tư.
Trong bài viết dưới đây, ezCloud sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lập dự án đầu tư xây dựng homestay.
Đánh giá tiềm năng kinh doanh homestay
Khách du lịch tăng trưởng mạnh, kinh doanh homestay sẽ là ngành nghề tiềm năng
Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, kỳ quan thiên nhiên đẹp, cùng với đó là nét văn hóa đặc sắc, ẩm thực phong phú. Bởi vậy, phân khúc cho thuê lưu trú theo mô hình homestay liên tục mở rộng, để đáp ứng nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng của khách du lịch.
Homestay là loại hình cho thuê cơ sở lưu trú mà du khách sẽ được sống trực tiếp với người dân bản địa. Loại hình này đang cực kỳ hút khách, đặc biệt là với những bạn trẻ thích trải nghiệm thực tế các nét văn hóa, các phong tục, tập quán vùng miền.
Mô hình này đang là hướng đi mới vô cùng tiềm năng, dành cho các cá nhân, hộ gia đình, giới đầu tư kinh doanh du lịch.
>> Đọc thêm: Kinh doanh homestay: Bí quyết hái tiền triệu cho người ít vốn
Các thủ tục pháp lý khi kinh doanh homestay
Trước khi lập dự án đầu tư xây dựng homestay, bạn cần phải tìm hiểu chi tiết về loại hình kinh doanh này. Nhất là các thủ tục pháp lý quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Các thủ tục pháp lý khi hoạt động kinh doanh homestay
Đối với những mô hình kinh doanh homestay nhỏ chỉ có 1-2 phòng, gia chủ có thể dễ dàng hoàn thành thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu quy mô homestay lớn, nhiều phòng thì cơ quan chức năng sẽ thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ.
Bởi vậy, để hoạt động kinh doanh an toàn, đúng pháp luật, bạn cần hoàn tất thủ tục pháp lý trước khi bắt đầu hoạt động chính thức. Các giấy phép mà các chủ homestay cần chuẩn bị như giấy đăng ký kinh doanh, giấy PCCC, an ninh trật tự, giấy phép kinh doanh ẩm thực…
Kinh nghiệm đầu tư xây dựng homestay
Để kinh doanh homestay thành công, bạn cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Bước quan trọng hàng đầu là lập kế hoạch xây dựng dự án. Bao gồm từ giai đoạn thiết kế, bản vẽ tới dự toán kinh phí, vốn đầu tư. Thực tế, vấn đề chi phí sẽ tùy theo quy mô, đối tượng và phân khúc khách hàng hướng tới. Dưới đây là những lưu ý cần thiết.
1. Phương án xây dựng homestay ngay tại nhà
Bạn có thể sắp xếp căn nhà một cách gọn gàng. Trang bị đồ đạc phù hợp, tạo không gian thoải mái cho du khách. Đây là cách đầu tư xây dựng homestay giá rẻ, thông qua việc tận dụng nhà ở sẵn có, không tốn chi phí thuê mặt bằng.
Phương án xây dựng homestay ngay tại nhà
Thông thường, tổng chi phí đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn đầu cho homestay như cải tạo, trang trí không gian đẹp hơn tốn từ 50 - 70 triệu đồng. Ngoài ra nếu muốn đầu tư để tăng thêm sức hấp dẫn, bạn có thể tiêu tốn thêm 20 - 30 triệu đồng. Nhìn chung, chi phí xây homestay tại nhà dao động trong khoảng 70 - 100 triệu.
2. Phương án xây homestay ở nhà thuê, đất thuê
Nhiều người thuê nhà để cải tạo lại, hoặc lựa chọn xây homestay trên đất nông nghiệp với mong muốn có vị trí đẹp. Cách làm này đòi hỏi lượng vốn nhiều hơn, với tiền thuê hàng tháng và tiền cọc lớn.
Bạn sẽ cần phải tính toán kỹ lưỡng. Xem xét cân đối số tiền thuê nhà một năm và nguồn thu có ổn không. Tất nhiên không thể bỏ qua những dự trù về rủi ro khi kinh doanh homestay.
Nếu bạn có mục đích kinh doanh lâu dài và nguồn tài chính tốt, bạn có thể thuê nhà 3 - 5 năm để tạo sự ổn định, và có lợi thế thỏa thuận để có mức giá cả tốt hơn.
3. Phương án mua đất xây dựng homestay
Phương án phù hợp với người có vốn lớn, có chiến lược về truyền thông, chính sách kinh doanh tối ưu. Quỹ đất tối thiểu để xây căn hộ mô hình homestay nên từ 80 - 100m2. Ngoài các chi phí về cơ sở vật chất, có một khoản phí cần tính đến đó là thiết kế bởi những người không chuyên khó lòng tạo ra thiết kế có sức hút.
Vậy đầu tư xây dựng homestay cần bao nhiêu vốn? Rất khó để có con số chính xác bởi nó tùy thuộc vào từng dự án cụ thể. Nhưng ít nhất số vốn ban đầu phải từ 100 triệu đồng trở lên.
Kinh nghiệm quản lý, chiến lược kinh doanh cho thuê homestay
Để kinh doanh homestay hiệu quả cần có chiến lược kế hoạch kinh doanh. Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn nên biết.
1. Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng
Khách hàng là nền tảng trong kinh doanh. Thực tế có quá nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì thế, bạn cần xác định nhóm khách hàng tiềm năng, căn cứ vào tuổi tác, tính cách, thu nhập và nhu cầu.
2. Lựa chọn địa điểm xây dựng homestay
Địa điểm là yếu tố quan trọng để du khách chọn lựa nơi lưu trú. Không gian nổi bật để xây dựng homestay cần có lợi thế về tầm nhìn, khung cảnh, thoáng mát. Du khách thích ở homestay đa phần là giới trẻ, thích ngắm cảnh, check-in sống ảo. Vì thế, homestay nên đặt tại vị trí giao thông đi lại thuận tiện, khung cảnh đẹp độc.
3. Thiết kế, trang trí
Thiết kế, trang trí homestay đẹp mê ly
Tùy vào nhóm đối tượng khách hàng hướng đến mà bạn cần ứng dụng phong cách thiết kế và trang trí phù hợp với thị hiếu của họ. Bí quyết kinh doanh homestay là nên chia thành nhiều phòng. Để đáp ứng nhiều nhóm đối tượng từ khách đơn lẻ, đôi, nhóm, cặp đôi.
4. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất
Người lưu trú tại homestay, du khách sẽ phải tự mình phục vụ sinh hoạt. Đặc biệt hãy quan tâm tới bếp ăn để tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái, tiện nghi.
5. Nhân viên phục vụ
Ngoài việc tự phục vụ, bạn có thể tuyển thêm nhân viên dọn phòng, lễ tân hướng dẫn khách, chỉ dẫn du lịch.
6. Truyền thông
Thời đại công nghệ 4.0 giúp mở ra nhiều cơ hội kinh doanh trên internet. Vì thế đừng dại mà bỏ qua kênh quảng cáo hiệu quả này thông qua Facebook ads, Google ads, các website chuyên về du lịch, khách sạn như Agoda, Booking…
7. Xây dựng các chương trình khuyến mại ưu đãi
Bản kế hoạch kinh doanh homestay không thể thiếu chiến lược giá, chương trình khuyến mại. Chăm sóc khách hàng tốt sẽ mang lại nguồn khách dồi dào hơn.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm lập dự án đầu tư xây dựng homestay. Hy vọng có thể giúp bạn biết cần chuẩn bị những gì để tránh khỏi thất bại.