Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom – Đồng Nai – Đất nước – Con người

Or you want a quick look:

Chùa Đèn Cầy là tên dân gian gọi ngôi Viên Giác Thiền tự, một ngôi chùa ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tên ngôi chùa có vẻ chưa quen thuộc lắm phải không? Và đọc địa chỉ, ta nghĩ đến một vùng quê xa xôi hẻo lánh, phải không?

Tất cả đều đúng. Ngôi chùa mới được lập nên cách đây chưa lâu, vào năm 1996, và được công nhận là cơ sở thừa tự còn trễ hơn nữa, năm 2008. Do vậy không thể được quen tên như những ngôi chùa đã khai sơn hàng trăm năm. Còn con đường đến chùa, đúng là vắng vẻ, qua những mảnh đất ruộng rẫy khô cằn.

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom - Đồng Nai - Đất nước - Con người

Cổng chùa

Thế nhưng chùa Đèn Cầy lại rất nổi tiếng. Bạn cứ lên Google hay YouTube mà tìm, sẽ thấy rất nhiều thông tin về ngôi chùa này. Còn nếu bạn trực tiếp đến đây, chắc hẳn bạn sẽ thấy bất ngờ, vì giữa cảnh đồng không mông quạnh của vùng đất nông nghiệp Trảng Bom bỗng xuất hiện một ngôi chùa thật đồ sộ tọa lạc trên một diện tích rộng không tưởng: 6 ha.

Nguồn gốc ngôi Viên Giác Thiền tự

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom - Đồng Nai - Đất nước - Con người

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom - Đồng Nai - Đất nước - Con người

Chánh điện Viên Giác Thiền tự

Người khai sáng Viên Giác Thiền tự là đại đức Thích Giác Hiếu, vào năm 1996. Sau đây là tóm tắt giới thiệu của chính ông:

READ  Cách nấu rong biển khô - Không tanh, thanh mát đúng kiểu Hàn Quốc

Sa môn Thích Giác Hiếu - người khai sáng Viên Giác Thiền Tự - vào chùa năm 9 tuổi, đến năm 19 tuổi xuất gia, năm 25 tuổi thọ giới tỳ kheo. Khởi tu từ Tổ đình Giác Nguyên (quận 4, TPHCM) nhưng sau đó thầy quyết định rời thành phố, nối bước Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Nghĩa tu tập tại Tu viện Toàn Giác, gần thắng cảnh Giang Điền. Sau đó thầy khai khẩn đất đai gần Tu viện Toàn Giác để thành lập một thiền thất mang tên Viên Giác Thiền tự vào năm 1996. Lúc khởi đầu, đây là một thiền thất nhỏ trên mảnh đất 1,8 ha. Mãi 12 năm sau, Viên Giác Thiền tự mới được công nhận là cơ sở thờ tự Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 2010 mới quy hoạch tổng thể lại, đến nay khuôn viên của Thiền tự đã lên đến 6 ha.

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom - Đồng Nai - Đất nước - Con người

Lễ hoa đăng ở Chùa Đèn Cầy. Ảnh: Facebook Chùa Đèn Cầy

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom - Đồng Nai - Đất nước - Con người

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom - Đồng Nai - Đất nước - Con người

Cảnh quan trong chùa Đèn Cầy

Đặc biệt, tại chùa Đèn Cầy có tượng Quan Âm "Tứ diện tứ phương" nặng gần 480 tấn, cao 19 m, được tạc từ đá hoa cương trắng nguyên khối, được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là tôn tượng bằng đá hoa cương cao nhất Việt Nam.

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom - Đồng Nai - Đất nước - Con người

Tượng Quan Âm "Tứ diện tứ phương". Ảnh: Facebook Chùa Đèn Cầy

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply