TP.HCM: Trẻ vui vẻ ở Làng thiếu niên Thủ Đức | Xã hội | PLO

Or you want a quick look:

Năm 2015, các ngành chức năng huyện Bình Chánh (TP.HCM) kiểm tra một số cơ sở không phép nuôi trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có ngôi nhà Hạnh Phúc. Căn nhà này do vợ chồng chị NTKV xây dựng nên để nuôi dưỡng cho 32 em nhỏ. Nhưng do nhà Hạnh Phúc không đáp ứng đủ điều kiện về diện tích, thu nhập, không đủ điều kiện đăng ký cấp phép nên Sở LĐ-TB&XH chọn giải pháp đưa các em vào Làng thiếu niên Thủ Đức. Thời điểm đó, dư luận xã hội phản ứng rất mạnh mẽ, đến mức Thủ tướng yêu cầu TP phải báo cáo. Tuy nhiên, sau đó TP vẫn giữ nguyên quyết định.

Hơn một năm qua, cuộc sống của những em vào đây đã có nhiều thay đổi.

Hai đứa trẻ đặc biệt

Chị Trần Thị Dung, Trưởng phòng Quản lý nuôi dưỡng - giáo dục của Làng thiếu niên, nhớ lại vào ngày cán bộ, nhân viên của làng đến đón các em ở ngôi nhà Hạnh Phúc, họ rất bất ngờ khi chị NTKV, chủ cơ sở ngôi nhà Hạnh Phúc, nói các em đã hồi gia, người thân đã đón về hết rồi. Chỉ còn lại hai đứa trẻ bị xem là khó khăn nhất không được gia đình đón về. Đó là Phan Văn Liêm (10 tuổi) và Đặng Văn Lam (bảy tuổi)*.

READ  Thuê xe máy Hà Nội | Giao Tận Nơi - Không Cần Đặt Cọc - 【 Gia Huy 】

Liêm chỉ có một người thân là mẹ. Mẹ em làm tạp vụ ở bệnh viện và thường xuyên vắng nhà nên không có thời gian chăm con. Chị đành đồng ý cho con mình vào làng thiếu niên. Hai ngày đầu vào làng, Liêm khóc suốt và đòi về với mẹ. Mẹ nuôi mới của em tên Thạch Ngọc Trang. Mẹ nuôi phải trò chuyện với Liêm và gọi điện thoại hằng ngày cho em trò chuyện với mẹ ruột, để em chắc chắn rằng “người ta không bắt nhốt con”. Sau vài ngày ở ngôi nhà mới, Liêm đã tham gia vào các hoạt động hè như tập văn nghệ, múa hát… Sau đó, em đã đi biểu diễn múa hát ở Công viên Suối Tiên nhân ngày Người cao tuổi.

Em Lam có hoàn cảnh đặc biệt hơn, mẹ em mất sớm, cha em ở tù, người thân duy nhất thường thăm non em là bà ngoại. Tuy nhiên, bà ngoại em đi bán than, rất ít khi ở nhà nên cũng không chăm lo được cho cháu. Bà đưa cháu về và “chờ coi cháu Liêm vào trước có bị sao không, nếu được thì mới gửi cháu Lam vào”.

Sau vài ngày hỏi thăm tới lui, bà mới quyết định dẫn Lam đến làng thiếu niên để gửi. Lam ngày đầu vào làng rất sợ sệt. Nhưng chỉ vài ngày sau em đã hòa nhập rất tốt và tham gia các lớp học võ, tập diễn văn nghệ để đi biểu diễn giao lưu.

READ  Le Bleu The Vanlley - ngôi nhà cổ tích giữa rừng thông Đà Lạt - Homestay review

Các em nhỏ đến từ nhà Hạnh Phúc đang ăn cơm cùng các bạn và mẹ nuôi trong làng. Ảnh: HM

“Ngày trước con tưởng vô đây là bị bắt nhốt”

Sau một thời gian ngắn, hai em Liêm và Lam đã thể hiện sự hiếu động của mình, đòi học võ cùng với các anh, chị khác. Mẹ nuôi hỏi: “Mẹ nuôi con thời gian nữa rồi gửi lại chỗ cũ nha”, hai em lắc đầu, muốn khóc. Hỏi tại sao, Liêm cho biết: “Tại con nghĩ vô đây là bị bắt nhốt. Nhưng trong này mẹ Trang rất thương con, bạn bè chơi chung rất vui, có chỗ chơi. À, mẹ Trang còn nấu ăn rất ngon”.

Ngoài hai em nhỏ đến từ ngôi nhà Hạnh Phúc, còn có một số em đến từ những cơ sở nuôi trẻ không phép khác. Trong đó có 13 em nhỏ mồ côi đến từ chùa HT (huyện Nhà Bè). Ngày TP quyết định đưa các em vào làng, rất đông Phật tử phản đối dữ dội, họ thuê xe đến làng phản đối và “xem tận mắt chỗ mới tụi nhỏ bị hốt vô đây”. Nhưng khi đến, họ thấy các em được sắp xếp vào những ngôi nhà có các mẹ nuôi chăm sóc, họ đã bớt phản đối.

Các mẹ nuôi ở Làng thiếu niên Thủ Đức sống đơn thân, tình nguyện ở lại trong làng để gắn bó với các em. Mỗi gia đình nhỏ trong làng có một mẹ và dưới 10 trẻ nhỏ. Chỉ sau vài ngày, các em đã hòa nhập và thích nơi ở mới. Một số Phật tử khi quay lại thăm bọn trẻ đã rất bất ngờ khi nhiều em nhỏ nói “con thích không khí gia đình ở đây”. Một Việt kiều trước đây phản đối, nay đã bày tỏ sự vui mừng và căn dặn các mẹ nuôi: “Khi đứa con nào ở đây kết hôn, các mẹ thông báo để tôi về dự”.

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply