Đi Nam Vang, đừng… cầu duyên ở chùa bà Phên! – Báo Phụ Nữ

Or you want a quick look:

Chùa bà Phên là ngôi chùa nổi tiếng nhất Phnom Penh, cũng là ngôi chùa nổi tiếng nhất của Campuchia đối với người Việt. Việc người địa phương buôn bán quanh chùa đều thông thạo những lời mời chào tiếng Việt cũng đủ cho thấy mức độ nổi tiếng của ngôi chùa này với người xứ ta.

Wat Phnom mới là tên đúng của ngôi chùa theo cách gọi của người bản địa cũng như danh xưng trên các tài liệu du lịch. Nhưng với người Việt, ngôi chùa nổi tiếng này còn được gọi nôm na theo người Việt là chùa bà Phên, chùa tháp hoặc chùa đồng hồ (vì chùa có một cái đồng hồ cỏ rất lớn).

Ngôi chùa cao nhất thủ đô

Wat Phnom được xây năm 1373, nằm trên đỉnh đồi ở độ cao 27m so với xung quanh, là điểm cao nhất trong thành phố này và cũng là công trình tôn giáo cao nhất ở Phnom Penh. Theo wikipedia, thành phố này được hình thành từ thế kỷ XIV, gắn liền với truyền thuyết về ngôi chùa Wat Phnom nổi tiếng.

Tương truyền rằng năm 1372, vùng đất trên còn là đầm lầy với một ngôi làng nhỏ sống bằng nghề chài lưới. Sau một trận đại hồng thủy, người đàn bà tên Penh (Đôn Pênh, bà Phên) phát hiện một cây bồ đề dạt ngoài bãi sông, bên trong ruột cây rỗng là bốn bức tượng Phật bằng gỗ. Bà Penh kêu gọi dân chúng đắp một quả đồi nhỏ (Phnom có nghĩa là đồi) và xây dựng ngôi chùa nhỏ (Wat) để thờ bốn pho tượng phật. Vì vậy nơi này ngày nay được gọi là Wat Phnom.

Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Tượng vua Ponhea Yat dưới chân tháp

Ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926, nghĩa là gần trăm năm. Đã có nhiều hạng mục được thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp chứa hài cốt lớn nhất chứa tro vua Ponhea Yat, người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phnom Penh năm 1422.

READ  Bảng giá thuê xe đi chùa Hương 5, 7, 16 chỗ giá rẻ (MỚI 2020)

Bàn thờ bà Penh đặt giữa ngọn tháp lớn và chánh điện. Bà Penh được dân chúng coi là đấng cứu thế riêng của phụ nữ. Vào những ngày tết của người Trung Hoa và người Việt Nam, Wat Phnom là ngôi chùa có số người tập trung về dâng hương đông nhất tại Phnom Penh. Khu vực chùa này cũng là trung tâm lễ hội của thành phố trong năm mới Campuchia.

Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Người ta hay lên chùa này để phóng sinh

Chùa có tất cả hai hướng để tham quan, du khách sẽ đi một đường và xuống một đường. Lên chùa, thường người ta leo dốc ở lối đi chính, phía con đường đi với những bậc tam cấp có bức tượng của rắn thần Naga và hai con linh sư - những con vật quen thuộc trong tín ngưỡng của người Campuchia.

Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Cột trước chánh điện chùa

Bo xung quanh chùa là một vòng tròn dưới chân đồi, có thể xem như công viên; lưng chừng đồi có một con đường mòn nhỏ, dẫn lên tháp màu trắng được xây dựng lại phía sau tượng bà Penh sơn màu trắng dùng chứa hài cốt vua Ponhea Yat. Tượng vua Ponhea Yat ở phía dưới chân tháp một chút, phía sau chiếc đồng hồ cỏ - do người Hoa làm tặng cho chùa và vẫn đang hoạt động tốt. Có lẽ vì vậy mà nhiều người vẫn gọi nôm na đây là “chùa đồng hồ”.

Cầu gì cũng được, trừ... cầu duyên!

Phần ngôi chùa phía trên đồi thờ như hầu hết các ngôi chùa ở Campuchia. Trong chánh điện, chùa thờ đức Phật Thích Ca. Một điều dễ gợi nhớ nhiều ngôi chùa ở xứ ta là các pho tượng lớn nhỏ trên các bàn thờ cũng bị nhét đầy tiền lẻ, ngoài tiền riel - tiền Campuchia - còn có cả tiền Việt. Chánh điện luôn có mấy đứa trẻ bản địa giành giật nhau xếp giày dép của khách về phía mình để sau đó xin tiền lẻ.

READ  Nguồn Gốc Lật Đật Nước Nga
Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Lễ vật cúng ở gian thờ

Trong khuôn viên chùa có hai gian thờ.

Một gian, được người dân nơi đây cho biết là người Việt, Hoa thường xuyên lui tới. Gian còn lại người Campuchia hay đến cầu khấn. Có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai khu thờ cúng này qua các tượng thờ khi bên cạnh các pho tượng Phật với phong cách Khmer quen thuộc, người ta còn thấy ở gian thờ người Hoa, người Việt hay tới có thờ Phật Bà Quan âm, Thần Tài, Thổ Địa, Quan công…

Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Gian thờ mà người Việt, Hoa hay lui tới

Ở gian của người Camuchia phía sau lưng chùa, dựa lưng vào tháp màu trắng, có thể nhận ra chân dung bà Phên với lối tạc khá hồn nhiên ngộ nghĩnh như từ bàn tay của một nghệ nhân dân gian nào đó. Bà Phên được truyền tụng rằng rất linh thiêng, được du khách xa gần đến cúng bái thường xuyên. Cạnh tượng bà Phên là tượng ông Thần tài - một vị thần theo tín ngưỡng của người Hoa được phối thờ.

Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Tượng phật trong chánh điện

Tiếng Việt ở đây được nghe nhiều đến mức chẳng biết đâu là người bản xứ, đâu là du khách Việt. Chỉ cần nghe những người bán chim phóng sinh người Camuchia mời khách từ xa bằng tiếng Việt rất sõi, cũng đủ biết người xứ ta qua bên ấy cầu - viếng - xin ở chùa này nhiều đến mức nào.

Sự linh thiêng được truyền tụng cũng là lý do chính yếu của những chuyến viếng thăm chùa từ nhiều người Việt. Người ta truyền tụng rằng Wat Phnom rất linh thiêng. Người ta đi chùa này cầu bình an, mạnh khỏe, công việc hanh thông… Nói chung, bạn có thể cầu xin bất cứ điều gì nhưng đừng cầu tình duyên và đây là điều kiêng kỵ. Thế nhưng, không ít du khách Việt lại lặn lội sang nước bạn để… đi chùa cầu duyên. Thậm chí, một số người còn được bày vẽ là nếu muốn được bà Phên đoái hoài thì phụ nữ phải chịu khó xuất ngoại đến 9 lần, còn đàn ông thì 7 lần (theo quan niệm nam thất nữ cửu).

READ  Lịch sử chùa Ba Vàng - VietNamNet
Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Chánh điện Chùa Bà Phen

Và không ít người ban đầu đến Campuchia với mục đích cầu duyên nhưng rốt cuộc thì tình chưa tới mà tiền đã tan vào sòng bạc rắn bảy đầu Nagaworld nằm chễm chệ ở trung tâm thủ đô Phnom Penh - sòng bạc lớn nhất Campuchia.

Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Hoa sen dâng cúng

Bạn không tin ư, thử làm một chuyến đi. Xe đò Sài Gòn - Nam Vang (Phnom Penh) mỗi ngày cả chục chuyến, dễ kiểm nghiệm lắm đấy! Đường đến chùa rất dễ tìm, bạn có thể tra Google Maps hoặc hỏi bất kỳ người dân nào ở Phnom Penh, họ sẽ chỉ đường bạn nhiệt tình.

Ăn vặt ở Phnom Penh

Campuchia nổi tiếng với các món côn trùng được bày bán dạo khắp nơi. Hầu như chợ nào cũng có. Bạn nên thử qua cho biết. Nhưng nếu bụng yếu, bạn chỉ nên dùng thử món đặc sản này trước khi… quay trở về khách sạn, để được đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp khó khăn gì khi đau bụng.

Di Nam Vang, dung… cau duyen o chua ba Phen! Người Campuchia thích ăn trái cây, nhất là những loại trái cây được gọt, dầm, ngâm sẵn

Người Campuchia thích ăn trái cây, nhất là những loại trái cây được gọt, dầm, ngâm sẵn. Ngay khu vực gần quảng trường trước chùa Wat Phom có một tiệm trái cây rất đông khách, bán đủ loại trái cây nhiệt đới theo mùa. Trong đó có những món khá lạ nhưng vừa miệng du khách Việt như nho ngâm, táo ngâm, củ sắn, me… Chỉ cần khoảng 100.000 đồng là 2-3 du khách Việt có thể ăn thoải mái.

Muối để ăn kèm trái cây ở đây khá ngon và có nhiều loại. Trong đó có loại muối tôm khá độc đáo với cả con tôm nhỏ nằm trong muối. Ngoài ra, chè ở xứ này cũng rất ngon và dễ gây nghiện cho người hảo ngọt.

Bài và ảnh: Lê Minh Hạ

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply