Mô hình 7s là gì? Các nhân tố của mô hình như nào? Nó có những ứng dụng gì đối với doanh nghiệp? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về mô hình 7s là gì cũng như những thông tin quan trọng về mô hình này trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính bài viết
Mô hình 7s là gì?
Bạn đã bao giờ thắc mắc mô hình 7s là gì mà được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
- Được ra đời vào những năm 80 do Tom Peters và Robert Waterma, hai chuyên gia tư vấn làm việc tại McKinsey thiết kế ra.
- Mô hình này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của một tổ chức thông qua các nhân tố cấu thành nên mô hình.
- 7 chữ S trong mô hình là viết tắt của các chữ cái Tiếng Anh và nó là các nhân tố tác động qua lại và ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Các chữ cái đó chính là Strategy, Structure, Systems, Style, Staff, Skills và Shared values.
Các nhân tố của mô hình 7S
Mô hình 7s là gì đã được giải thích rõ trong mục trên đây, chúng ta cùng tiếp tục khám phá về các nhân tố của 7s. Có thể thấy, mô hình 7s là gì đã chia các yếu tố tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp thành hai phần: nhân tố cứng và nhân tố mềm.
Nhân tố cứng
Là các nhân tố sau: Structure (Cấu trúc); Strategy ( Chiến lược) và Systems ( Hệ thống).
- Structure (Cấu trúc): Đây chính là cách thức mà doanh nghiệp vận hành. Nó chỉ ra cách doanh nghiệp điều phối và hợp tác giữa các bộ phận.
- Strategy (Chiến lược): Đây được hiểu là mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp. Một chiến lược giống như một la bàn giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và không bị tác động quá nhiều bởi hoàn cảnh.
- Systems (Hệ thống): Đây là quy trình hoạt động hàng ngày từ khi một vấn đề được đưa ra và được xử lý cho đến khi kết thúc. Hiểu đơn giản là cách mà một nhân viên trong công ty giải quyết công việc.
Nhân tố mềm
Chính là 4 chữ S còn lại trong tổng số 7S. Các nhân tố này thay đổi thường xuyên và khó hiện thực hóa thành văn bản. Nó chính là những yếu tố ẩn mà không thể nhìn thấy ngay như các nhân tố cứng trên nhưng lại hay thay đổi bởi thực hiện 4S chính là hành vi của con người.
- Style (Phong cách): Đây là cách thức mà nhà quản lý hay lãnh đạo điều hành doanh nghiệp của mình. Nó không những được thể hiện qua hành động mà còn bởi lời nói của các nhà lãnh đạo.
- Skills (kỹ năng): Nó thể hiện kỹ năng làm việc và lãnh đạo của ban lãnh đạo và của toàn bộ nhân viên. Và nó cũng thể hiện sự cạnh tranh và ưu thế vượt trội của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
- Staff (nhân viên): Con người là yếu tố thành công của doanh nghiệp. Và không thể không nhắc tới yếu tố này trong các nhân tố cấu thành sự ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
- Shared values (giá trị chia sẻ): Nhân tố này được đặt ở chính giữa trong mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng. Nhân tố này có ảnh hưởng tới tất cả các nhân tố còn lại. Nó chính là việc doanh nghiệp xác định sứ mệnh của mình và ý nghĩa của sự tồn tại của doanh nghiệp với cộng đồng.
Các ứng dụng của mô hình 7S
Sau khi tìm hiểu mô hình 7s là gì cũng như các nhân tố của mô hình 7s, chúng ta cũng cần nắm được các ứng dụng quan trọng của mô hình này trong thực tế. Nhìn chung, mô hình 7s có nhiều ứng dụng quan trọng. Nó được sử dụng chủ yếu trong hai tình huống dưới đây.
- Mô hình này được sử dụng chủ yếu để đánh giá hành vi của một tổ chức. Người lãnh đạo sẽ biết các nhân tố đang ảnh hưởng tới hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp và cần thay đổi những gì để đạt mục tiêu tương lai.
- Nó cũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi của một dự án thông qua phân tích 7 yếu tố xoay quanh và tác động tới.
Như vậy bạn đã hiểu về mô hình 7s là gì? Các nhân tố quan trọng của mô hình 7s cũng như ứng dụng của mô hình này trong thực tế. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để ứng dụng trong học tập cũng như cuộc sống. Nếu như có đóng góp gì cho bài viết mô hình 7s là gì, mời bạn để lại nhận xét và hãy cùng tiếp tục khám phá những kiến thức tiếp theo của DINHNGHIA.COM.VN nhé!