Với 24hình/giây thời gian, có thể nói rằng, mỗi khoảnh khắc trong bộ phim là rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình liên hệ với nhau. Mỗi hình phim giống như một tác phẩm hội họa mà ở đó dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn, sự bài trí của người họa sỹ, cách đặt máy của người quay phim, điệu bộ diễn xuất của người diễn viên hoặc dù chỉ là một cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, cũng đều như là một tác phẩm hội họa có bố cục hoàn chỉnh về màu sắc, có tiền cảnh, hậu cảnh, có chủ điểm ý tưởng mà những người làm phim muốn gửi đến người xem. Như vậy, dù mỗi khuôn hình được tách riêng hay trong tổng thể của phim điện ảnh, với sự tiếp thu thừa hưởng tinh hoa của các nghệ thuật khác và những yêu cầu bắt buộc tự thân, đã hình thành nên đặc trưng của bộ môn nghệ thuật điện ảnh, bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
Hình ảnh, âm thanh, tĩnh – động
Điện ảnh là môn nghệ thuật của hình ảnh, nhưng trong một bộ phim, âm thanh cũng đóng vai trò rất lớn. Hình ảnh và âm thanh kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn theo một tỷ lệ tương ứng, thích hợp tác động vào các giác quan để rồi từ đó tạo ra được những hiệu quả của tiếp nhận ở người xem. Hình ảnh có những ưu thế đặc biệt, đó là tính ghi thực trực tiếp, ra đời nhanh và gây ấn tượng sâu sắc. Với đặc trưng 24h/s, hình ảnh phản ánh con người, sự kiện, sự việc, hiện tượng trong trạng thái động. Nói hình ảnh sống động cũng chính là nói cái chuyển động thực của cuộc sống thành hình ảnh mang giá trị cao trên tác phẩm. Thông qua những hình ảnh đó đã giúp người xem nhận thức những hoạt động kế tiếp nhau, liên tục của sự kiện, hiện tượng. Đây chính là khoảnh khắc thẩm mĩ khác hẳn hàng ngàn, hàng vạn những giây phút ngẫu nhiên khác của đối tượng, hiện thực. Ngôn ngữ hình ảnh của điện ảnh làm cho người xem có cảm nhận mình đang sống giữa sự chuyển động của cuộc sống. Tận mắt thấy rõ những sự việc, hiện tượng xảy ra giúp người xem có cái nhìn chân thực nhất, giúp họ đưa ra những nhận định hay phán xét, có những cảm nhận riêng. Một bộ phim đưa người xem đến một thế giới vừa là hiện thực, lại vừa hoàn toàn khác với hiện thực, trong đó mọi cảm xúc, sự việc, hiện tượng đều được đẩy lên đến tận cùng. Khán giả bị tác động cảm xúc bởi những hình ảnh trong thế giới đó, và trong một bộ phim, thông thường sẽ có một hoặc một số hình ảnh có tác động mạnh mẽ nhất đến người xem. Chẳng hạn cảnh tàu chìm trong phim Titanic với hàng trăm người la hét hoảng loạn và sự chia ly đau đớn của cặp tình nhân Jack và Rose đã trở thành một trong những cảnh kinh điển của điện ảnh.
Bạn đang xem: Ngôn ngữ điện ảnh là gì
Tuy có tác động mạnh mẽ như vậy, song theo các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ thì hình ảnh chỉ tác động gián tiếp đến cảm giác của con người, còn âm thanh mới là yếu tố tác động trực tiếp đến các giác quan đó. Âm thanh trong một bộ phim gồm có ba phần là tiếng động, lời thoại và nhạc phim. Tiếng động phải chân thực, phù hợp với hành động, cảm xúc của nhân vật; lời thoại phải tinh tế, giàu ý nghĩa; trong khi đó âm nhạc phải có tác dụng hỗ trợ cho cảm xúc của người xem và đẩy cảm xúc đó lên cao trào. Tạo nên một bộ phim thành công về mặt âm thanh không phải là dễ, bởi còn phụ thuộc vào các yếu tố kĩ thuật lẫn vấn đề con người. Một bộ phim thành công về âm thanh cần sự kết hợp nhuần nhuyễn từ cả một ekip: giám đốc âm thanh, kỹ thuật viên âm thanh, nhạc sĩ chuyên viết nhạc phim, phát âm của diễn viên,… Có những bộ phim, âm thanh trong phim thành công đến nỗi tách hẳn ra khỏi bộ phim đó và có một đời sống độc lập. Những bài hát như If we hold on together (trong phim Lion King), My heart will go on (trong phim Titanic), Casablanca (trong phim Casablanca),… là những ca khúc đã trở thành kinh điển và có một đời sống riêng trong lòng khán giả.
Đặc trưng thứ nhất của ngôn ngữ điện ảnh và cũng là đặc trưng chủ yếu là tính đại chúng.
Trong lịch sử hình thành và phát triển các bộ môn nghệ thuật, có lẽ không có nghệ thuật nào có tính phổ cập, tính nhân dân rộng rãi như điện ảnh. Nó là tiền đề để người Mỹ tích lũy tư bản, xây dựng thương hiệu cho nền công nghiệp điện ảnh Hollywood. Ở Liên Xô, trong thập niên 50 của thế kỷ trước, có năm đã đạt được số người xem phim 5, 7 tỷ lượt. Ngay ở Việt Nam, các bộ phim điện ảnh như Đến hẹn lại lên, Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng Mười …cũng đã có đến hàng triệu lượt khán giả. Trước sức mạnh to lớn về khán giả của điện ảnh, đạo diễn không thể xem nhẹ tính quần chúng, phổ thông của nó. Nghĩa là ở mỗi bộ phim, ngôn ngữ điện ảnh cần phải dễ hiểu, giản dị.
Đối với người đạo diễn, cần nắm bắt và hiểu rõ câu chuyện của mình. Bởi chúng ta cũng hiểu rằng, một bộ phim làm ra là để cho hàng triệu người thưởng thức, vì thế thông điệp mà nó mang đến cho người xem phải là những vấn đề của cuộc sống, dù lớn hay nhỏ, thì vấn đề đó cũng phải mang lại một tác động tích cực cho người xem, cho dù kết cục của bộ phim là bi tráng. Bé Nga (phim Con chim vành khuyên) trước khi chết còn nhớ mở túi áo để thả choc him bay ra hướng tới bầu trời tự do, một Thu Cúc (phim Thu Cúc đi kiện, Trung Quốc) bụng mang dạ chửa mà vẫn đi bán đến từng cân ớt khô cuối cùng để thưa kiện, mong nhận được lời xin lỗi tử tế… Những câu chuyện nhỏ ấy, những hành động đời thường ấy đều mang những thông điệp lớn với chiều sâu tư tưởng gây sức nặng ấn tượng trong cảm xúc của người xem mà ai cũng có thể dễ dàng hiểu, cảm thông và chia sẻ.
Xem thêm: Vì Sao Không Ai Giàu Quá 3 Đời, Nếu Đã 'Khó 3 Đời' Rồi Thì Sao
Đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ điện ảnh là tính chặt chẽ, bố cục mạch lạc rõ ràng ( Tính tổng hợp).
Đạo diễn Trung Quốc Trương Nghệ Mưu đã ví việc tạo bố cục này như công việc của người nặn tượng. Nếu như trên bộ khung có những chỗ bị sai lệch về tỉ lệ, hoặc chằng buộc không vững chắc thì nhất định sau này, bức tượng sẽ có những chỗ khiếm khuyết và rất khó khắc phục, sẽ là một tác phẩm mất cân đối, dẫn đến phù nề ở những chi tiết lẽ ra rất cần được khắc họa trau chuốt và tinh tế. Tương quan với điều đó, khi điện ảnh là tác phẩm mang trình chiếu phục vụ công chúng, nó cần tự thân kể nên câu chuyện của nó bằng hình ảnh trên phim một cách mạch lạc, rõ ràng, để người xem có thể hiểu được câu chuyện.
Đạo diễn Michael Uno trong bài giảng của mình với các sinh viên của trường điện ảnh U.S.C đã nói rằng: “ Đạo diễn phải thực sự chú tâm và cân nhắc kỹ lưỡng với câu chuyện mà anh ta đang kể, liệu khán giả có đoán được chuyện gì sắp xảy ra không? Nếu họ đoán được chuyện sắp xảy ra thì khán giả đã đi trước bộ phim, điều đó gây nên sự nhàm chán và phim của bạn không còn hấp dẫn họ nữa, đương nhiên họ sẽ không theo dõi tiếp. Vậy đạo diễn sẽ làm cách nào để hấp dẫn và gây tò mò với khán giả? Khi đó, bằng mọi thủ pháp và cách kể, sự đan xem chi tiết, nhiều đạo diễn đã thành công trong việc khiến khán giả hoang mang và không thể đoán biết được chuyện gì sắp xảy ra, khi ấy, tác giả đã đẩy khán giả ra phía sau bộ phim, dần dần khiến họ không hiểu chuyện gì đang diễn ra và bộ phim sẽ đánh mất đi sự theo dõi của khán giả, đơn giản vì họ không thể theo kịp câu chuyện. Vậy đạo diễn phải làm gì để có được người xem phiêu lưu và đồng cảm với nhân vật của mình? Đó chính là: hãy để khán giả song hành với bộ phim. Để khi họ vừa kịp hiểu chuyện đang diễn ra thì một bước ngoặt mới sẽ tới, một kịch tính mới xuất hiện. Làm được điều đó hẳn bạn sẽ được một phim hay và hấp dẫn người xem”.
Dẫu vẫn biết rằng một bộ phim được đón nhận ở công chúng có nhiều hay không, còn phụ thuộc vào yếu tố khác nhau, như môi trường sinh hoạt, văn hóa cộng đồng… Nhưng khi đạo diễn đảm bảo được tính logic chặt chẽ, rõ ràng thì sẽ luôn có được sự song hành của người xem với câu chuyện, bởi chắc chắn khán giả sẽ cảm thấy bực mình khi mất quá nhiều thời gian để xem một bộ phim rối rắm và càng lúc càng gây khó hiểu.
Tính logic, chặt chẽ được biểu hiện ở chỗ mỗi tình huống, mỗi động tác phải được chuẩn bị chu đáo, phải là kết quả tự nhiên và tất nhiên của các tình huống. Mọi cái nảy ra ngoài trật tự chặt chẽ và khoa học này đều bật khỏi cảm thụ của người xem. Bộ phim khi đã chiếu lên rồi phải không để cho một khán giả nào nghĩ lảng sang chuyện khác dù chỉ vài ba giây, những cái không hiểu được giống như những cái không trông thấy được mà phim vẫn được chiếu liên tục sẽ tạo ra những khoảng trống trông cảm xúc người xem. Một bộ phim có vài chỗ như thế thì những cố gắng của cả ekíp làm phim sẽ không thu lại được kết quả như mong muố. Tính chặt chẽ, ấn tượng và biểu cảm phù hợp với không gian và thời gian của hoàn cảnh