4 sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học

Or you want a quick look: Phong hóa là gì?

Cùng GiaiNgo tìm hiểu sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học trong chương trình địa lý 10 ở bài viết này.

Sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, GiaiNgo xin chia sẻ đến cho bạn câu trả lời trên và những câu hỏi xung quanh chủ đề này. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé.

Phong hóa là gì?

Phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật. Nguyên nhân là do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, oxy, khí cacbonic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

Phong hóa gồm 3 loại đó là phong hóa sinh học, phong hóa lí học và phong hóa hóa học. Tùy theo mỗi loại phong hóa mà có các tính chất và đặc điểm riêng.

Cùng theo dõi nội dung ngay dưới đây để biết được sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.

su khac nhau giua phong hoa li hoc phong hoa hoa hoc va phong hoa sinh học

Sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học

Có 4 yếu tố về sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học đã được GiaiNgo tổng hợp. Mời bạn cùng tham khảo nội dung trong bảng sau.

READ  Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
Phong hóa lí họcPhong hóa hóa họcPhong hóa sinh học
Khái niệmĐây là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau.Đây quá trình phá hủy đá và khoáng vật. Phong hóa hóa học chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.Đây là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây…
Đặc điểmKhông làm biến đổi về màu sắc cũng như thành phần khoáng vật, hóa học.Làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.Phá hủy về mặt cơ giới và hóa học của đá, khoáng vật.
Tác nhân

 – Do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.

– Sự tác động ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy.

– Hoạt động sản xuất của con người.

Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, oxy và axit hữu cơ.Do sự tác động của vi khuẩn, nấm, rễ cây.
Kết quảĐá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.Tạo thành các dạng địa hình cacxtơ.

Một phần sản phẩm bị nước hoặc gió cuốn đi.

Còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hóa, tạo thành vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.

Nếu có câu hỏi nào thêm về sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học hãy comment bên dưới để GiaiNgo giải đáp nhé.

su khac nhau giua phong hoa li hoc phong hoa hoa hoc va phong hoa sinh học

Ví dụ về các dạng phong hóa

Vừa rồi bạn đã được tìm hiểu về sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Tiếp theo, GiaiNgo sẽ đưa ra một vài ví dụ về các dạng phong hóa cho bạn dễ hiểu hơn.

Ví dụ về phong hóa lí học

Ví dụ về phong hóa lí học là khi ta lấy búa gõ vào viên đá khiến nó bị vỡ ra thành nhiều mảnh khác nhau. Đây là phong hóa lí học. Bởi vì tuy đá bị vỡ nhưng những đặc điểm ban đầu của nó như màu sắc, thành phần vẫn được giữ nguyên.

Ví dụ về phong hóa hóa học

Ví dụ về phong hóa hóa học đó là ở dạng địa hình catxtơ miền đá vôi. Cụ thể đá và khoáng vật bị phá hủy biến đổi thành phần, tính chất hóa học, diễn ra mạnh ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm.

Ví dụ về phong hóa sinh học

Ví dụ về phong hóa sinh học đó là cây mọc ở vách đá. Rễ cây phát triển làm vỡ một số mảnh đá. Nguyên nhân là do sự lớn lên của rễ cây và sự bài tiết các chất. Kết quả là đá bị phá hủy về mặt cơ giới và về mặt hóa học.

su khac nhau giua phong hoa li hoc phong hoa hoa hoc va phong hoa sinh học

Câu hỏi liên quan

Để hiểu thêm về sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học, chúng ta cùng trả lời những câu hỏi có liên quan.

Vì sao phong hoá lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?

Phong hóa lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh là bởi vì:

Khi nhiệt độ tăng tên các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở. Còn khi nhiệt độ hạ xuống thì chúng co lại. Ở các miền khí hậu khô nóng thì có biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Chính vì vậy mà quá phong hoá lí học xảy ra mạnh.

Ở miền có khí hậu lạnh, khi nhiệt độ hạ thấp tới 0 độ C, nước trong các khe nứt của đá hoá băng. Đồng thời thể tích của nước cũng tăng lên, tác động lên thành khe nứt và làm cho nó bị dãn thêm. Nếu hiện tượng băng tan xảy ra nhiều lần thì sẽ làm cho đá bị vỡ thành những mảnh vụn.

Vì sao quá trình phong hoá lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?

Quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất vì đây là nơi tiếp xúc với bầu khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Nơi đây còn diễn ra các hiện tượng thời tiết khí hậu như nắng, mưa, gió, mây.

Trái Đất cũng là nơi sinh sống của sinh vật và có các dòng chảy sông ngòi, sóng biển… Đây đều là những tác nhân tác động trực tiếp đến quá trình phong hóa.

Các nhân tố này tác động mạnh nhất ở bề mặt trái đất. Chính vì vậy mà quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.

su khac nhau giua phong hoa li hoc phong hoa hoa hoc va phong hoa sinh học

Bên trên là toàn bộ thông tin về sự khác nhau giữa phong hóa lí học phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Hy vọng bài viết này hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của bạn đọc. Đừng quên theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để đọc thêm nhiều thông tin thú vị nhé.

See more articles in the category: wiki
READ  Chứng Chỉ Fe Là Gì ? Kỳ Thi Fe Chuẩn Kỹ Sư Cntt Nhật Bản vuidulich.vn

Leave a Reply