Vì sao phải tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 2, nếu chậm tiêm phải làm sao? | Tin tức mới nhất 24h – Đọc Báo Lao Động online – Laodong.vn

Or you want a quick look:

Nhiều người thắc mắc mình đã tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên và biết rằng loại vaccine này mang lại hiệu quả cao, vậy thì tại sao phải tiếp tục tiêm liều thứ hai? Nếu việc tiêm mũi thứ 2 chậm trễ thì người dân cần phải làm gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay cần được tiêm hai liều cách nhau vài tuần. Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccine đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất, nhưng liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ bạn mạnh hơn, kéo dài hơn.

"Vì vậy, hãy tiêm liều thứ hai theo đúng lịch trình khuyến cáo"- WHO khuyến cáo.

Tại Việt Nam, hiện có 5 loại vaccine COVID-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vaccine này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi.

Theo Bộ Y tế, khuyến cáo của nhà sản xuất cho thấy khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vaccine là khác nhau. Cụ thể: Vaccine AstraZeneca: từ 8 - 12 tuần; vaccine Sputnik V: 3 tuần; vaccine Pfizer: 3 tuần; vaccine của Sinopharm: 3 - 4 tuần và vaccine Moderna là 28 ngày.

READ  [TƯ VẤN] Tạo dáng chụp ảnh cưới với áo dài ĐẸP - DUNG DỊ

Tuy nhiên, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam hiện nay, việc tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 đang gặp rất nhiều khó khăn.

Số liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy trong ngày 20.8 có 190.681 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 16.494.665 liều. Trong đó tiêm 1 mũi là 14.787.599 liều, còn số lượng tiêm mũi 2 là 1.707.066 liều.

Thực tế cho thấy có nhiều người đã bị quá hạn tiêm mũi 2 một vài tháng so với khuyến cáo của các hãng sản xuất vaccine và WHO. Người dân cần phải làm gì nếu tình trạng khan hiếm vaccine COVID-19 tiếp tục diễn ra?

TS Đặng Thị Thanh Huyền- Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) - cho hay, những khuyến cáo về mốc thời gian (khoảng cách giữa hai mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine.

"Còn trong tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine"- TS Huyền khẳng định.

Theo TS Huyền, hiện nay chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Việc tiêm vaccine chậm hơn so với khuyến cáo này đã từng xảy ra với nhiều loại vaccine khác ở trẻ nhỏ. Việc chậm trễ tiêm vaccine COVID-19 trong một khoảng thời gian nhất định, đến mũi tiêm sau vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả của vaccine.

READ  Hướng dẫn kỹ thuật cách uốn và tạo dáng cho cây mai vàng

"Trong bối cảnh nguồn cung vaccine COVID-19 không dồi dào, người dân đã tiêm mũi 1 cần kiên nhẫn, chờ đến lượt được thông báo đi tiêm mũi 2. Khi được tiêm mũi 1 là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định", TS Huyền nói.

Khi bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19, nguy cơ khiến bệnh nặng, phải nhập viện (nếu nhiễm) giảm đi rất nhiều, lên tới 90%.

Tuy nhiên, TS Huyền cũng khẳng định người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K sau khi tiêm vaccine COVID-19 bởi khả năng lây lan bệnh cho người khác sau tiêm vaccine vẫn tồn tại.

Nguồn: Bộ Y tế
Nguồn: Bộ Y tế
See more articles in the category: GÓC TƯ VẤN

Leave a Reply